Nền tảng

Trung tâm kết nối Đổi mới sáng tạo giảm thiểu Nhựa Việt Nam – Australia giúp tăng cường hợp tác giữa các bên liên quan, thúc đẩy đầu tư, thu hút các nguồn tài trợ mới và tăng cường năng lực đổi mới sáng tạo nhằm xác định các cơ hội áp dụng công nghệ cao để giải quyết rác thải nhựa và biến chúng thành các giải pháp thực tiễn trên toàn khu vực.

Trung tâm này sẽ tập hợp các đối tác Việt Nam và Australia để thành lập một trung tâm đổi mới sáng tạo chú trọng vào việc giảm ô nhiễm nhựa, tăng cường hợp tác nghiên cứu, từ đó xác định các phương pháp tiếp cận mới trong việc giải quyết rác thải nhựa trên phạm vi toàn quốc.

Trung tâm Kết nối Đổi mới sáng tạo giảm thiểu Nhựa Việt Nam là một sáng kiến ​​trong khuôn khổ chương trình Aus4Innovation, một chương trình hỗ trợ phát triển chính thức, được tài trợ bởi DFAT, do CSIRO đồng tài trợ và quản lý và được thực hiện trong mối quan hệ đối tác chiến lược với Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam (MOST), cùng với sự phối hợp của Tổ chức Đối tác Hành động Nhựa Quốc gia và Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (VASI).

Giải quyết các vấn đê ưu tiên chung

Trong Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa trên biển, chính phủ Việt Nam cam kết giảm 75% rác thải nhựa ra biển vào năm 2030. Ngoài ra, chính phủ đã xây dựng Kế hoạch Hành động Quốc gia về Chất thải Nhựa Đại dương và sắp tới có lệnh cấm toàn quốc đối với nhựa sử dụng một lần vào năm 2025.

Trung tâm Kết nối Đổi mới sáng tạo giảm thiểu nhựa Việt Nam được xây dựng dựa trên mô hình thành công của Trung tâm Kết nối Đổi mới sáng tạo giảm thiểu Nhựa Indonesia và là một phần của sứ mệnh Chấm dứt Chất thải Nhựa của CSIRO, mục tiêu của sứ mệnh này là giảm 80% lượng nhựa thải ra môi trường vào năm 2030.

Mục đích hình thành trung tâm kết nối tại Việt Nam

Trung tâm Kết nối Đổi mới sáng tạo giảm thiểu Nhựa Việt Nam nhằm tạo điều kiện và tạo động lực cho các thị trường tự duy trì một cách đa dạng, nơi khuyến khích sự hợp tác giữa các nhà nghiên cứu, tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp, chính phủ, ngành công nghiệp và nhà đầu tư, thông qua một loạt hoạt động xác định , khởi xướng, xây dựng và phát triển các giải pháp thay đổi quan điểm về chất thải nhựa.

Trung tâm  sẽ tập hợp các học viện, công ty khởi nghiệp, tổ chức phi chính phủ, nhà đầu tư, các nhà sản xuất và chính phủ để cùng nhau giải quyết vấn đề về rác thải nhựa, bằng cách tạo dựng một không gian hợp tác dùng để lập kế hoạch, hỗ trợ và mở rộng quy mô các giải pháp công nghệ cao có tác động sâu rộng.

Quá trình đồng thiết kế trung tâm tại Việt Nam

Trong suốt năm 2021, một số hội thảo đã được tổ chức để thu hút các đối tác và nhà tài trợ. Các bên liên quan trên toàn hệ thống đã giúp xác định các lĩnh vực và cơ hội trọng tâm chính, cùng với việc tiến hành lập kế hoạch ban đầu của dự án và việc tham gia nghiên cứu của các tổ chức đang thực hiện ý tưởng này, các bên liên quan đã xác định và tìm hiểu những thách thức chính trong giai đoạn tiếp theo của chương trình.

Những thách thức của Trung tâm tại Việt Nam

Hub Vietnam’s Challenge Statements
  • Phát triển bền vững và dưa ra vật liệu thay thế nhưa một cách khả thi
  • Thúc đẩy hệ thống phân loại, thu gom và tái chế nhựa
  • Thiết lập việc thu thập và cung cấp dữ liệu tin cậy

Cơ chế hoạt động của Trung tâm như thế nào?

Các hội thảo sẽ tạo cơ hội cho các bên liên quan chia sẻ kiến thức và xác định các lĩnh vực ưu tiên, từ đó cung cấp kiến thức chuyên môn cũng như đóng góp vào cơ cấu vận hành và tạo cơ hội hợp tác với Trung tâm.

Trung tâm hỗ trợ các phương pháp hợp tác và tương tác phù hợp với các bối cảnh và các bên liên quan khác nhau. Tạo điều kiện chia sẻ kiến thức minh bạch và hợp tác hiệu quả trong môi trường đa ngành, đa lĩnh vực.

Cấu trúc chương trình và lộ trình thực hiện của Trung tâm đã được thiết kế để tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao kỹ năng cho doanh nhân Việt Nam, hệ sinh thái đổi mới sáng , cũng như hỗ trợ hành trình tăng trưởng của các dự án kinh doanh mạo hiểm trong giai đoạn đầu.

Hãy liên hệ với chúng tôi

Để biết thêm thông tin vui lòng liên hệ với trung tâm: ASEAN@csiro.au.